Thứ Ba, 11 tháng 3, 2014

*nix step7: Thay đổi môi trường làm việc trên Ubuntu.

############################### 
NOTICE OF GVEhacker:
(Bổ sung vào ngày 15 tháng 3 năm 2014)
Nếu bạn vừa mới tiếp xúc với Ubuntu lần đầu: Bài này, bạn nên đọc nhưng không nên cài đặt, để mở rộng kiến thức về một số shell khác có thể làm việc trên Ubuntu, ngoài shell mặc định Unity.
Nếu bạn đã tiếp xúc với Linux được một thời gian, thì đây có lẽ là bài bạn cần.
Các desktop environment dưới đây hoàn toàn làm việc được trên Ubuntu: Chỉ có điều mình gạch ngang ở môi trường số 2: Pantheon, bởi môi trường này, sau khi cài đặt vào, dễ gây xung đột với shell mặc định của Ubuntu là Unity.
Do vậy, mục số 2 bị gạch, mục đích khuyến cáo các bạn nên cẩn thận khi lựa chọn để cài đặt.
Trường hợp khác: Hãy dùng các shell ổn định, dùng tốt như KDE, LXDE, XFCE.
Nếu bạn vẫn muốn cài giao diện thật sự của Mac OS X cho Ubuntu, xin click vào link và đọc bài sau:
Cài đặt giao diện Mac Lion 10.7 của Mac OS X Apple cho Ubuntu
Hết bổ sung./
############################### 
HTTL thân chào các bạn,
Ở bài trước (*nix step 6c: Hack hệ thống Ubuntu để nó phục vụ bạn tốt hơn), ngay phần 1, bạn đã biết cách gỡ bỏ 'giao diện' cho Ubuntu (gỡ Unity 2D chẳng hạn).
Đặt vấn đề:
Như đã nói, gọi 'giao diện' là không chính xác, chính xác phải là môi trường làm việc (desktop environment), bởi mỗi môi trường là một cái 'vỏ' (shell) ngoài khác nhau.
  • Có shell nặng.
  • Có shell đẹp.
  • Có shell nhẹ nhàng.
  • ..
Vậy, mục đích của bài này: Giới thiệu đến bạn đọc một số môi trường làm việc cho Ubuntu, để các bạn có thể thay thế cho môi trường Unity mặc định. 
Nếu bạn là người không khoái vẻ đẹp bề ngoài, mà chỉ khoái vẻ đẹp hệ thống, và bạn chọn môi trường nhẹ, thì xin chúc mừng: Bạn đã tìm ra cho mình 1 cách tăng tốc Ubuntu, bổ sung cho phần còn thiếu ở *nix step 6c.
Bạn đã sẵn sàng tiếp cận và làm quen với vài môi trường làm việc khác? Nào, chúng ta cùng bắt đầu!

1. Cinnamon: Nhìn như Windows 7.
(Cinnamon là môi trường làm việc của Linux Mint - một bản phân phối khác của Linux).

Để cài cinnamon, gõ vào Terminal:

sudo add-apt-repository ppa:gwendal-lebihan-dev/cinnamon-stable
sudo apt-get update
sudo apt-get install cinnamon




Xong.

Nếu cài xong Cinnamon desktop Environment, mà thấy vẫn ..chưa được đẹp như hình ảnh quảng cáo của HTTL: Các bạn đừng trách vội, hãy cài thêm giao diện Minty cho nó:
sudo apt-add-repository ppa:satyajit-happy/themes
sudo apt-get update && sudo apt-get install cinnamon-theme-minty


Done :)

2. Pantheon: Nhìn đẹp như Mac OS X của Apple:

Cách cài đặt bản ổn định:
sudo apt-add-repository ppa:elementary-os/stable
sudo apt-get update && sudo apt-get upgrade
sudo apt-get install elementary-desktop
Khi cài xong, bạn chọn Pantheon Desktop Environment khi chưa login (như hình minh họa ở *nix step 6c).
Khi login vào Pantheon desktop, giao diện nó gần giống như Unity:

 để chỉnh sửa giao diện (appearance) cho Pantheon một cách dễ dàng, bạn nên cài thêm Elementary Tweaks:
sudo apt-add-repository ppa:versable/elementary-update
sudo apt-get update && sudo apt-get upgrade
sudo apt-get install elementary-tweaks 
Sau khi cài xong, Elementary Tweaks sẽ xuất hiện như 1 icon ngay trong System settings, bạn click vào đó và tùy nghi chỉnh sửa theo ý bạn:




3. Gnome 3: Môi trường làm việc mặc định của Fedora:
(Fedora: Một bản phân phối khác của Linux, nhưng ở nhánh Red Hat).

sudo apt-get install gnome-shell ubuntu-gnome-desktop

4. Enlightenment (E17):
(Môi trường làm việc của PCLinux, một bản phân phối khác của Linux)

sudo apt-add-repository ppa:hannes-janetzek/enlightenment-svn
sudo apt-get update && sudo apt-get install e17

5. KDE: Môi trường làm việc của Kubuntu, NST,..

sudo apt-get install kubuntu-desktop

6. Nhẹ nhàng như LXDE:

sudo apt-get install lxde

7. Siêu nhẹ nhàng XFCE:
sudo apt-get install xubuntu-desktop

Trên đây là 1 số môi trường làm việc khác, dành cho Ubuntu, khi bạn đã chán giao diện mặc định là Unity của nó; hay đơn giản là bạn muốn khám phá thêm cái mới.

Trong số những môi trường trên, cá nhân HTTL thấy:
  1. Nếu bạn vừa từ Windows chuyển sang Linux và chưa quen lắm với Linux: Một giao diện tương đương, như Cinnamon (mục 1) hay E17 (mục 4) là cái có thể bạn cần;
  2. Nếu bạn yêu vẻ đẹp của Mac OS X: Có thể dùng thử Pantheon ở mục 2;
  3. Gnome3, KDE là một thứ gì đó rất lạ: Vừa xấu hơn Unity, lại ..nặng hơn Unity, theo cá nhân HTTL cảm nhận. Có lẽ 2 giao diện này dành cho những ai ưa nghịch thêm. Ngày trước, khi thử dùng Fedora, HTTL đã phải gỡ ngay Gnome 3 sau vài ngày sử dụng. KDE cũng chịu chung số phận vì vừa kỳ quái, lại chạy như rùa bò trên bản phân phối NST;
  4. Nếu bạn vừa yêu vẻ nhẹ nhàng, vừa thích có cái gì đó ..giông giống Windows XP, thì LXDE là một lựa chọn rất hợp lý;
  5. Trong trường hợp bạn hoàn toàn yêu sức mạnh hệ thống, những vẫn cần chút đồ họa, thì XFCE là một đại biểu vô cùng sáng giá cho bạn lựa chọn.
Chúc bạn chọn được môi trường làm việc tốt cho mình ^_^
(HTTL cũng thử nhiều rồi, và vẫn gắn bó với Unity :p)
Trong trường hợp bạn cài tùm lum cả 7 môi trường trên: Không sao, bạn hoàn toàn gỡ ra được khi không thích nữa (như hướng dẫn remove Unity 2D ở *nix step6c).

Trường hợp có vướng mắc trong khi cài đặt, xin mời các bạn để lại lời nhắn ở phần comment.
HTTL cám ơn bạn đã đọc bài.

1 nhận xét:

  1. Nếu bạn không cài Cinnamon, các bạn có thể làm theo hướng dẫn của bài sau để có giao diện Windows 7:
    http://gvehacker.blogspot.com/2014/03/cai-dat-giao-dien-windows-7-cho-ubuntu.html

    Trả lờiXóa