Thứ Sáu, 7 tháng 3, 2014

*nix step 6a: Làm quen với Linux (Ubuntu) - Giới thiệu các ứng dụng cần thiết trên Ubuntu. Hack hệ thống Ubuntu để nó phục vụ bạn tốt hơn.

1. ĐỊNH NGHĨA VỀ HACK - HACKER:

//
Hacker được hiểu là người có thể viết hay chỉnh sửa phần mềm, phần cứng máy tính bao gồm lập trình, quản trị và bảo mật (tức có hiểu biết, hay hiểu rõ về những điều đó).
Như vậy, hành động hack là hành động chỉ rằng hacker dùng kiến thức của bản thân để làm thay đổi, chỉnh sửa nó với nhiều mục đích tốt xấu khác nhau (tất nhiên, mình hack với mục đích tốt cho mình :p )
//
Đó là định nghĩa về hacker.

Trên cơ sở đó, hôm nay, chúng ta cùng tìm hiểu về một hệ điều hành mà chúng ta vừa cài đặt: Ubuntu (Một bản phân phối tuyệt đẹp và bảo mật của Linux, thuộc họ Debian).
"Tìm  hiểu" để biết cách dùng cho tốt; còn "tác động" để nó hoạt động theo mình mong muốn, đó chính là một phương thức làm việc của hacker mà có lẽ bạn cũng đã 'hack' bấy lâu nay mà bạn chưa để ý.
Bạn đã sẵn sàng? Nào, chúng ta cùng bắt đầu!



2. LÀM QUEN VỚI UBUNTU:


Khi khởi động xong, vào được Ubuntu Desktop, các bạn sẽ thấy một giao diện như hình trên.
Đó gọi là Unity.

Môi trường làm việc (desktop environment) của Ubuntu 12.0 có 2 dạng là Unity 3D hoặc 2D, mặc định như hình chụp trên là 3D. Bạn cũng có thể chuyển sang 2D nếu cần thiết, khi chưa đăng nhập, bằng cách lựa chọn như ảnh sau:
Ảnh minh họa cách chuyển giao diện Unity 3D sang Unity 2D, của dev irg

2.1. The Menu Bar (thanh trình đơn):

Thanh trên cùng được gọi là Menu bar.

Có lẽ, những bạn vừa chuyển từ Windows sang Ubuntu, sẽ lần đầu tiên thấy lạ lẫm khi tiếp xúc với Unity (người dùng Mac OS thì không).

Thật ra, thiết kế của Unity là rất khoa học: Menu bar sẽ là nơi chứa tên ứng dụng đang làm việc, cửa sổ phóng to thu nhỏ hay tắt đi, và các menu khác của ứng dụng ==> rất tiết kiệm diện tích và dễ quản lý.
Ví dụ, trong hình, menu bar sẽ hiện lên tên của ứng dụng mình đang làm việc, đó chính là Chromium Web browser.

Trong trường hợp mình rê chuột lên đó, menu bar sẽ hiện lên như sau, rất tiện lợi cho việc quản lý của người dùng:

Trong trường hợp không ở ứng dụng nào cả, mà chỉ là để máy móc 'tạm nghỉ ngơi' ở môi trường desktop, thì Menu Bar sẽ hiện lên chữ "Ubuntu Desktop".

Vùng bên phải của Menu Bar được gọi là vùng hiện lên các thông số, các chỉ thị, tên là Indicator area:

Nơi đây, mọi thông số thông thường của máy về pin, giờ giấc, có email mới hay không, mạng thế nào (Wifi hay mạng dây hay 3G...), ... sẽ hiện lên.

Bên dưới Indicator Area là Notification area (nằm ở vùng desktop), nơi hiện lên các thông báo, như vừa có email tới, hay bị mất mạng, hay mạng đã được kết nối... như hôm trước chúng ta thấy ở bài *nix step 3: Cài đặt mạng và gõ tiếng Việt cho Linux (Ubuntu).

2.2. The Launcher:
Thanh nằm bên trái màn hình được gọi là thanh Launcher, chứa Dash Home, chứa các ứng dụng đã được đính (lock) vào launcher hay các ứng dụng đang làm việc, chứa Workspace switcher và chứa thùng rác (trash):


Ở Launcher trên, ta thấy có 5 ứng dụng đang bật, thể hiện bằng các mũi tên phía bên trái.
Riêng ứng dụng GIMP có tới 3 mũi tên, bởi đơn giản GIMP đang chứa 3 cửa sổ để làm việc.
Mũi tên bên phải chỉ ứng dụng đang làm việc hiện thời, trong trường hợp này là Chromium.

Có 2 cách để thêm ứng dụng ra thanh Launcher:
  1. Search ứng dụng ở Dash Home, rồi kéo và thả ra Launcher;
  2. Chạy ứng dụng bạn muốn để ra Launcher, rồi click chuột phải lên ứng dụng ở Launcher và chọn "Lock to Launcher".

Để bỏ ứng dụng ra khỏi Launcher, click chuột phải vào ứng dụng cần bỏ và chọn "Unlock from Launcher".

2.3. The Dash:
Đây là nơi để tìm kiếm ứng dụng, tập tin.. trên máy tính của bạn, hay trên Ubuntu Software Center.
Bạn có thể bật Dash bằng 2 cách:
  1. Ở Launcher, click vào "Dash Home";
  2. Ấn phím "Windows" trên bàn phím.

2.4. Workpaces:
Workspaces là một ứng dụng quản lý desktop của Ubuntu: Không như mặc định Windows chỉ có 1 desktop, Ubuntu có tới 4 desktops cho bạn thoải mái làm việc.
Đối với cá nhân HTTL, 4 desktops ..gây thêm sự rườm rà và phiền toái không đáng có, nên mình muốn gỡ bỏ nó. Để gỡ bỏ, ta cần tìm đến *nix step 6b: Hack hệ thống Linux (Ubuntu) để nó phục vụ mình được tốt hơn.

Đến đây, có lẽ bạn đã quen dần với Unity của Ubuntu. Mọi thứ khác, bạn đã có thể tùy nghi tìm hiểu hệ thống Ubuntu của mình. Chúc các bạn vui vẻ :)

3. LÀM VIỆC VỚI UBUNTU:

Nếu bạn mới chuyển từ nền tảng (platform) khác, như Windows hay Mac, sang Ubuntu, có thể bạn sẽ phải ngạc nhiên: Hóa ra những ứng dụng mà bạn từng dùng bên nền tảng kia, cũng đã có ở Ubuntu!

Với một số phần mềm thông dụng, nếu không được viết cho Ubuntu, thì bạn cũng không nên quá lo lắng, bởi đã có các ứng dụng miễn phí khác, với các tính năng tương tự.

Ở mục 3 này, mình sẽ liệt kê ra những ứng dụng kiểu đó trên Ubuntu.
Các ứng dụng liệt kê sau đây đều có mặt tại Ubuntu Software Center. Những ứng dụng nào chưa có ở Ubuntu Software Center sẽ được đánh thêm dấu sao (*), và bạn hoàn toàn tìm được trên các website chính thức (official website) của họ. Những ứng dụng tô xanh đã được cài mặc định khi bạn cài Ubuntu:

3.1. Ứng dụng văn phòng (Office suites):
  • Windows: Microsoft Office, LibreOffice
  • Mac OS X: iWork, Microsoft Office, LibreOffice
  • Linux: LibreOffice, KOffice, GNOME Office, Kexi (database application)

Riêng ở Ubuntu: Bộ ứng dụng văn phòng LibreOffice đã được cài đặt sẵn, trừ Base (database). Bạn nào muốn cài thêm Base, có thể tìm nó ở Ubuntu Software Center:
Writer—word processor //như MS Word
Calc—spreadsheet //như Excel
Impress—presentation manager //như Powerpoint
Draw—drawing program
Base—database
Math—equation editor

3.2. Ứng dụng Email:
  • Windows: Microsoft Outlook, Mozilla Thunderbird
  • Mac OS X: Mail.app, Microso Outlook, Mozilla Thunderbird
  • Linux: Mozilla Thunderbird, Evolution, KMail

Thunderbird Email cũng đã được cài mặc định cùng Ubuntu :)

3.3. Trình duyệt Web:
  • Windows: Microsoft Internet Explorer, Mozilla Firefox, Opera, Chromium, Google Chrome
  • Mac OS X: Safari, Mozilla Firefox, Opera, Chromium, Google Chrome
  • Linux: Mozilla Firefox, Opera*, Chromium, Google Chrome*, Epiphany
Firefox đã được cài đặt sẵn. Nếu bạn thích cài thêm Chromium, bạn có thể tìm nó ở Ubuntu Software Center; nếu bạn thích cài Chrome, rất đơn giản: http://www.google.com/intl/vi/chrome/browser/ (bản tiếng Việt).

3.4. PDF Readers:
  • Windows: Adobe Reader
  • Mac: Adobe Reader
  • Linux: Evince, Adobe Reader, Okular
Evince đã được cài mặc định cùng Ubuntu. Bạn có file .pdf nào đó không? Hãy thử click đúp chuột bật nó lên và cảm nhận sức mạnh của Evince (Document Viewer).
Trong trường hợp bạn không khoái nó, hãy cứ lên Ubuntu Software Center để tìm Adobe Reader :)

3.5. Multimedia Players:
  • Windows: Windows Media Player, VLC
  • Mac: Quicktime, VLC
  • Linux: Totem, VLC, MPlayer, Kaffeine
Totem đã được cài mặc định ở Ubuntu. Cá nhân HTTL khuyến khích các bạn lên Ubuntu Software Center và cài thêm VLC.

3.6. Music Players and Podcatchers:
  • Windows: Windows Media Player, iTunes, Winamp
  • Mac: iTunes
  • Linux: Rhythmbox, Banshee, Amarok, Audacity, Miro
Rhythmbox in sound indicator. Amazing? ^^

Khi cài đặt Ubuntu thì Rhythmbox đã được cài mặc định.
Audacity hoạt động giống như Winamp, còn Miro sẽ cho phép bạn xem các chương trình TV cũng như Video podcasts qua internet.

3.7. CD/DVD Burning (ghi đĩa):
  • Windows: Nero Burning ROM, InfraRecorder
  • Mac: Burn, Toast Titanium
  • Linux: Brasero, K3b, Gnome-baker

3.8. Photo Management:
  • Windows: Microsoft Office Picture Manager, Picasa
  • Mac: Aperture, Picasa
  • Linux: Shotwell, gTumb, Gwenview, F-Spot

3.9. Graphics Editors:
  • Windows: Adobe Photoshop, GIMP
  • Mac: Adobe Photoshop, GIMP
  • Linux: GIMP, Inkscape
GIMP là một chương trình chỉnh sửa rất mạnh mẽ, và miễn phí. Bạn thử lên Ubuntu Software Center cài thử xem, chả  khác gì photoshop :)

3.10. Instant Messaging:
  • Windows: Windows Live Messenger, AIM, Yahoo! Messenger, GoogleTalk
  • Mac: Windows Live Messenger, AIM, Yahoo! Messenger, Adium, iChat
  • Linux: Empathy, Pidgin, Kopete, aMSN

3.11. VoIP Applications:
  • Windows: Skype, Google Video Chat
  • Mac: Skype, Google Video Chat
  • Linux: Ekiga, Skype, Google Video Chat
Chú ý rằng Ekiga dễ xung đột với Skype, vậy nên nếu cài Skype thì không nên cài thêm Ekiga bạn nhé.

3.12. BitTorrent Clients:
  • Windows: μTorrent, Azureus
  • Mac: Transmission, Azureus
  • Linux: Transmission, Deluge, Azureus, KTorrent, Flush, Vuze, BitStorm Lite
Transmission BitTorrent Client đã cài sẵn trên Ubuntu, tha hồ cho bạn kéo phim, nhạc, hay... :p

Vậy là đã đủ để các bạn an tâm làm việc trên Ubuntu rồi chứ?
HTTL rất mong gặp lại các bạn ở bài sau: *nix step 6b.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét