Ubuntu step by step

GVEhacker: Hệ thống bài viết về Linux cho người dùng mới: 

Bài 1: Giới thiệu Linux (Ubuntu):
Tóm tắt bài 1:
  1. Giới thiệu Ubuntu - Hệ điều hành của Hacker;
  2. Một số so sánh giữa Linux và Windows;
  3. Hiểu vì sao virus *.exe không thể gây hại cho Linux (vì sao Linux không có virus *.exe);
  4. Cách để có được 1 bản cài đặt miễn phí của Ubuntu.

Bài 2: Cài đặt Linux (Ubuntu):
Tóm tắt bài 2:
  1. Cách tạo đĩa cài đặt Ubuntu;
  2. Cách tạo USB cài đặt Ubuntu;
  3. Hướng dẫn thiết lập BIOS để boot từ USB (hoặc DVD) để cài đặt Ubuntu;
  4. Hướng dẫn cài đặt Ubuntu song song với Windows (XP/7/8) rất dễ dàng, và không mất dữ liệu, với tùy chọn cài đặt "Install alongside".
Chú thích:
Khi làm một chiếc USB để cài đặt Ubuntu, nghĩa là hệ điều hành Ubuntu thực sự đã nằm luôn trong USB của bạn, và bạn có thể dùng nó luôn để lướt web, nghe nhạc, xem phim, soạn thảo văn bản... mà không cần cài đặt.
Nhưng, để bạn có thể làm việc với Ubuntu trên USB như 1 hệ điều hành thực sự mà không cần cài đặt vào ổ cứng: Thì ở bước 3 PERSISTENCE (khi tạo USB cài đặt bằng LiLi), các bạn cần kéo chuột cho nó tăng MB lên, có thể là 100MB, có thể là 1GB... nếu USB của bạn dung lượng nhiều, và bạn muốn dùng Ubuntu ngay trên USB mà không cần cài đặt, thì mình khuyến cáo nên kéo lên tầm 2-3GB (hướng dẫn ở phần comment của bài 2).

Bài 3: Cài đặt mạng và gõ tiếng Việt cho Ubuntu:
Tóm tắt bài 3:
  1. Cắm vào và dùng ngay với mạng dây (wire) không cần thiết lập;
  2. Bắt sóng wifi và dùng ngay trên Ubuntu không cần thiết lập;
  3. Hướng dẫn cách thiết lập mạng với USB 3G hoặc điện thoại hỗ trợ làm modem vào mạng;
  4. Hướng dẫn cách cài Unikey để gõ tiếng Việt cho Ubuntu;
  5. Hướng dẫn cách khởi động bộ gõ iBus (có Unikey) cùng hệ thống;
  6. Lần đầu làm quen với chợ ứng dụng trên Ubuntu: Ubuntu Software Center.

Bài 4: Tìm hiểu về kho ứng dụng ('chợ' ứng dụng) Ubuntu Software center:
Tóm tắt bài 4:
  1. Giới thiệu chợ ứng dụng an toàn cho Ubuntu: Ubuntu Software Center;
  2. Cách cài đặt ứng dụng cho Ubuntu dễ dàng qua chợ ứng dụng;
  3. Mẹo đưa ứng dụng của Ubuntu ra màn hình desktop (shortcut - alias).

Bài 5: Cách chạy ứng dụng Windows trên Linux (Ubuntu), cài fonts Windows cho Linux:
Tóm tắt bài 5:
  1. Giới thiệu cách chạy ứng dụng của Windows (*.exe) trên Ubuntu;
  2. Cách cài thêm fonts dễ dàng nhất cho Ubuntu.
Bài 6a: Giới thiệu 1 số ứng dụng cần thiết trên Ubuntu - Các ứng dụng trên Ubuntu thay thế cho các ứng dụng của Windows.
Tóm tắt bài 6a:

  1. Định nghĩa chính xác về Hacker;
  2. Làm quen với Ubuntu và một số thuật ngữ thông dụng;
  3. Tổng hợp các ứng dụng cần thiết (nghe nhạc, lướt web, soạn thảo văn bản, chỉnh sửa đồ họa giống Photoshop...) để làm việc trên Ubuntu.


Bài 6b: Hack sơ cấp vào hệ thống Ubuntu để nó phục vụ bạn tốt hơn:
Tóm tắt bài 6b:

  1. Cá nhân hóa Ubuntu của bạn qua chỉnh sửa thiết đặt mặc định;
  2. Cài đặt sự riêng tư của bạn trên Ubuntu;
  3. Giới thiệu lưu trữ đám mây miễn phí cho mọi người dùng Ubuntu: Ubuntu One;
  4. Thiết đặt touchpad cuộn đa điểm cho Ubuntu;
  5. Cách gán phím tắt trên Ubuntu;
  6. Tìm hiểu về giao diện dòng lệnh trên Ubuntu;
  7. Chỉnh server cho Ubuntu;
  8. Giới thiệu ngày ra mắt của Ubuntu 14.04 LTS (Trusty Tahr).


Bài 6c: Tiếp tục hack sơ cấp vào hệ thống Ubuntu:
Tóm tắt bài 6c:

  1. Cách gỡ bỏ Unity 2D bằng dòng lệnh;
  2. Gỡ bỏ Guest account (guest session) trên Ubuntu;
  3. Cách tăng tốc hệ thống Ubuntu: Bỏ bớt ứng dụng khởi động cùng *nix; cài RAM ảo cho Ubuntu; chỉnh boot time...


Bài 7: Thử thay đổi môi trường làm việc trên Ubuntu:
Tóm tắt bài 7:

  1. Định nghĩa về môi trường làm việc trên Ubuntu;
  2. Cài 'giao diện' Windows 7 cho Ubuntu qua Cinnamon;
  3. Cài 'giao diện' Mac OS X cho Ubuntu.


Sau hệ thống bài viết trên, bạn đã làm chủ được 1 hệ điều hành mới: Ubuntu, một bản phân phối tuyệt đẹp của Linux.

GVEhacker: Một số bài viết khác:

Cùng tìm hiểu sơ cấp kiến trúc của *nix.

Tại sao Linux lại luôn miễn phí? Tìm hiểu về giấy phép thông hành của mã nguồn mở: GPL
(Giới thiệu lịch sử ngắn gọn của Linux, và cùng tìm hiểu quyền lực tự do vô hạn GPL - cách kiểm tra 1 phần mềm trên *nix có GPL hay không)

Lướt web như hacker với 1 hệ điều hành nằm gọn gàng trong.. USB stick!(Giới thiệu về 1 hệ điều hành họ *nix, luôn lướt web ẩn danh và không để lại dấu vết gì: Tails).
-------------
Cám ơn các bạn đã đến với Hoàng Tử Thuốc Lào (HTTL) qua Blog GVEhacker.
Chúc các bạn làm chủ được hệ thống *nix của mình.

3 nhận xét: