Chủ Nhật, 9 tháng 3, 2014

*nix step 6b: Hack hệ thống Ubuntu để nó phục vụ bạn tốt hơn.

Như đã định nghĩa trước về hacker và hành động hack ở *nix step 6a, hôm nay, HTTL sẽ giới thiệu cho các bạn từng bước tinh chỉnh hệ thống Utuntu, từ dễ đến cấp độ phổ thông, để hệ thống Ubuntu phục vụ cho mục đích của các bạn một cách tốt nhất.
Chúng ta  bắt đầu nhé?

1. TINH CHỈNH HỆ THỐNG UBUNTU BẰNG CÁCH SỬA NHỮNG THIẾT ĐẶT MẶC ĐỊNH (SYSTEM SETTINGS):

system settings - Ubuntu 12.04.4 LTS (precise)



1.1. THIẾT ĐẶT CÁ NHÂN (Personal):
1.1.1. Appearance: Bắt Ubuntu 'trình diện' bạn theo ý muốn của bạn:
Khi bạn click vào 'Appearance', thẻ look được bật lên mặc định.
Ở thẻ 'Look', bạn có thể:

+ Thay đổi hình nền (background) và màu nền. Mặc định của màu nền màu đen, bạn có thể thay đổi. Ngoài ra, bạn có thể đổi ảnh nền mặc định ở phần bên phải.
(Một cách đơn giản hơn để đổi hình nền: Bạn mở bất kỳ một tấm hình nào mà bạn thích, và click chuột phải chọn 'Set as Desktop Background').

+ Thay đổi giao diện (theme): Theme mặc định khi cài Ubuntu 12.04.4 là Ambiance. Có 4 theme cài sẵn cho bạn muốn thay đổi khi cần thiết:
  • Ambiance: Dành cho người thích màu tối (sẽ tiết kiệm pin hơn);
  • Radiance: Dành cho người thích màu sáng;
  • High contrast và high contrast inverst: Dành cho những người mắt kém.

? Bạn muốn trải nghiệm nhiều theme hơn? Hãy thử vào Ubuntu Software Center > 'Themes & Tweak'.

+ Thay đổi kích thước các biểu tượng (icons) trên thanh Launcher. Mặc định, giá trị này là 48.

  • Trường hợp màn hình máy bạn có độ phân giải (screen resolution) thấp, màn hình bé? Hãy thử giảm kích thước xuống, để giảm độ rộng của Launcher. Giá trị nhỏ nhất bạn có thể thiết đặt là 32;
  • Trường hợp máy bạn có độ phân giải cao, màn hình lớn, hay muốn nhìn rõ hơn: Thử tăng kích thước lên. Giá trị lớn nhất là 32.

Chuyển sang thẻ 'Behavior':
Trong trường hợp màn hình máy của bạn bé và muốn ẩn thanh Launcher để tăng kích thước hiển thị của chương trình: Hãy 'on' cho phần tự động ẩn Launcher (auto-hide).
Lúc này, thanh Launcher sẽ tự động ẩn đi, và nếu bạn:

+ Để nơi ẩn/hiện của Launcher là 'left side', thì mỗi khi bạn đưa chuột sang phía trái, Launcher sẽ tự động hiện ra;
+ Để nơi ẩn/hiện của Launcher là 'Top left corner', thì mỗi lần bạn đưa chuột lên góc trên cùng bên trái, Launcher mới hiện ra.
Chọn cái nào tùy sở thích của bạn. Cá nhân HTTL chọn 'left side', và chỉnh độ nhạy cho thanh Launcher (reveal sensivity) ở mức cao nhất:

1.1.2. Brightness and Lock: Tùy chỉnh độ sáng màn hình và chế độ khóa:

Bạn có thể tick chọn vào 'Dim screen to save power' để giảm độ sáng màn hình khi không dùng đến máy.
Và khi không dùng lâu, máy sẽ tự động tắt màn hình để tiết kiệm pin. Ví dụ ở hình trên, HTTL chọn 10 phút.
Ở thiết đặt khóa màn hình, vì lý do bảo mật, bạn có thể bật tùy chọn hỏi mật khẩu khi máy vừa trở lại hoạt động.
Tính năng này sẽ hữu dụng trong trường hợp (ví dụ) bạn đang dùng dở, nhưng phải ra ngoài vội và quên tắt máy.
Và khi quay về... oh! Bad luck to you! Cô vợ bạn đã mang sẵn vẻ mặt hầm hầm như muốn xé xác bạn, chỉ bởi phát hiện ra bạn đang ..tán tỉnh một cô khác, hay lưu đầy ảnh 'ẻm khác' trong máy, hay ... :p

1.1.3. Language support:
Bạn có thể cài thêm ngôn ngữ khác cho máy, ví dụ 'Vietnamese' (tiếng Việt):
Nếu tiếng Anh của bạn không tồi, bạn có thể không cần cài gói tiếng Việt vì nhiều dịch thuật không chính xác, cũng như khám phá thêm các thiết đặt khác.

1.1.4 Privacy: Cài đặt sự riêng tư:
Ở Việt Nam hiện nay (2014), khi mà công dân Việt bị tước bớt quyền công dân, và thậm chí, bị tước bớt QUYỀN CON NGƯỜI, thì thiết đặt này hết sức quan trọng:
Một ví dụ gần đây nhất là trường hợp của cô giáo Xuan Mai Huynh Thi, bạn của HTTL.
Công an đã tự tiện tịch thu máy của cô, tự tiện lục lọi bí mật đời tư trên máy tính CÁ NHÂN của cô giáo Xuân Mai.
Trong trường hợp đó, ta phải làm sao?
Hay, thậm chí kể cả không trong trường hợp đó, mà ví dụ trong trường hợp có 1 người bạn rành IT nhưng lại hay tò mò, mượn máy bạn, bạn xử lý ra sao?

Câu trả lời, là chỉnh các thiết đặt trong Privacy:
Với người dùng thông thường, trên 1 hệ điều hành Ubuntu thông thường, để bạn không bị theo dõi bất cứ một hoạt động nào, rất đơn giản: Hãy chọn OFF ở phần 'Record Activity':

Những trường hợp khác (ví dụ: Bạn đang tập trở thành một người phân tích (lỗi) hệ thống), thì bạn có thể bật nó lên.
Khi bật lên: Máy sẽ theo dõi toàn bộ hoạt động của bạn, trừ những hoạt động bạn đã cấm, trong phần thiết đặt theo dõi 'Files' và 'Applications'.

1.1.5. Ubuntu One: Món quà tuyệt vời từ Ubuntu:
Bạn đã nghe đến các phương thức lưu trữ đám mây như Dropbox?
Vậy xin chúc mừng bạn, khi bạn đến với Ubuntu!
Chỉ với vài thiết đặt đơn giản (đăng ký mới account), bạn sẽ tự sở hữu cho mình một kho lưu trữ dữ liệu online có dung lượng tới 5GiB.
Tuyệt vời hơn, Ubuntu One còn có khả năng liên kết tới Dropbox, nếu bạn đã có 1 account trên Dropbox từ trước đó (nếu muốn và chưa có, bạn có thể tự đăng ký mới; trong trường hợp khác, có thể bạn chỉ cần dùng Ubuntu One là ok):

(Ngoài ra, khi nâng cấp lên Ubuntu 13.04, một biểu tượng đám mây (Cloud) cũng sẽ hiện lên ở phần Indicator area, báo hiệu bạn đang kết nối, hay bị ngắt kết nối tới dữ liệu online của bạn).

1.2. THIẾT ĐẶT PHẦN CỨNG (Hardware):
1.2.1. Additional drivers:
Thông thường, khi bạn cài đặt Ubuntu: Mọi phần cứng thông dụng đều đã được nhận đủ: LAN, Wifi, bluetooth, touchpad, graphic, Fn (Function) ...
Trong trường hợp Ubuntu vẫn chưa nhận đủ drivers: Phần thiết đặt này sẽ giúp bạn hỗ trợ cài thêm các phần còn thiếu.

Mọi thiết đặt khác, mời các bạn tự mình khám phá, vì để tránh dài bài, mình chỉ nói thêm 2 phần thiết đặt quan trọng: Là bàn phím, và chuột:

1.2.2. Keyboard:
Phần này, ngoài phần thiết đặt về đánh máy (typing), còn có một phần thiết đặt quan trọng khác: Cài lại phím tắt, hay cài thêm phím tắt mới (keyboard shortcuts) để bạn có thể làm việc Ubuntu bằng các phím tắt mà bạn muốn, nhằm thực thi nhanh hơn thao tác của bạn:
//Lưu ý: Trên Ubuntu, ta gọi phím cửa sổ (Windows) trên bàn phím là phím Super.
+ Muốn thêm phím tắt, bạn ấn vào dấu "+", những phím tắt bạn thêm sẽ xuất hiện ở 'Custom Shortcut';
+ Muốn thay phím tắt, bạn ấn vào chỗ cần thay, và gán phím tắt mới.
Ví dụ minh họa: Khi ấn Ctrl+Alt+Del, thì đang là phím tắt cho 'Log out', mình muốn gán sang như Task Manager như bên Windows (tức System Monitor bên Ubuntu), ta làm như hình:
Ở phần command, gõ vào: /usr/bin/gnome-system-monitor
1.2.3. Mouse and Touchpad:
Chỉnh độ nhạy chuột, thuận tay trái hay thuận tay phải, khả năng kéo và thả...
Mình chỉ nói về thiết đặt cho Touchpad, một bộ phận không thể thiếu của mọi laptop:
+ Disable touchpad while typing: Bạn có cảm thấy ức chế, khi đang đánh văn bản nhưng lỡ chạm tay vào touchpad và nó ..nhảy lung tung, làm bạn gõ sai? Vậy, tick chọn vào ô này sẽ giúp bạn khắc phục phiền toái đó;
+ Enable mouse clicks with touchpad: Bạn có muốn click vào bề mặt cảm ứng của touchpad và nó hoạt động như chức năng chuột trái? Vậy, tick chọn vào ô này sẽ giúp bạn khắc phục.
+ Two-finger(s) scrolling: Bạn có muốn cuộn trang bằng 2 ngón tay? Vậy, chọn vào ô này sẽ giúp bạn làm việc đó. Nếu tick chọn vào chỗ 'Enable horizontal scrolling', touchpad còn giúp bạn cuộn ngang sang trái, phải của màn hình.

1.3. CÀI ĐẶT HỆ THỐNG (System):
1.3.1. Backup:
Sao lưu dữ liệu sẽ là một tùy chọn tuyệt vời, trong trường hợp:
  • Khi bạn hay nghịch cài đặt lung tung;
  • Khi bạn mất máy tính.

Trong trường hợp bạn mất máy tính, nếu trước đó đã có đăng ký Ubuntu One ở phần 1.1.5, thì dữ liệu của bạn vẫn sẽ nằm an toàn trên 'mây', bạn an tâm nhé :p :

1.3.2. Các thiết đặt hệ thống khác, các bạn có thể tùy nghi tìm hiểu. Chúc các bạn khám phá tốt :)
Ngoài ra, với account của bạn (chính là account admin), và thêm cả Guest account, mà vẫn chưa đủ, thì bạn có thể khởi tạo thêm account mới, ở phần User Accounts.

2. TINH CHỈNH SƠ CẤP UBUNTU - TÌM HIỂU VỀ GIAO DIỆN DÒNG LỆNH:

2.1. Giới thiệu Terminal: Giao diện dòng lệnh trên *nix:
Khi bạn ấn Ctrl + Alt + T trên Ubuntu, một ứng dụng như sau được bật ra:

Ứng dụng đó được gọi là Terminal, dùng để bạn giao tiếp với *nix, ra lệnh cho *nix và bắt *nix thực thi thông các dòng lệnh (command line).
(Thông thường, bạn giao tiếp với *nix vẫn thông qua giao diện đồ họa (GUI), như từ lúc cài Ubuntu từ *nix step 2 cho đến khi bạn đọc được bài này).
(Nếu tò mò, bạn có thể ấn thử Ctrl + Alt + F1 để thử bật 1 giao diện dòng lệnh khác (tty1). LƯU Ý TRƯỚC KHI ẤN THỬ: Để quay về màn hình này để có thể tiếp tục đọc bài, ấn Ctrl + Alt + F7 để ẩn tty1).

Hỏi: Tại sao lại là dòng lệnh, mà không phải là đồ họa?
Đáp: Câu trả lời đơn giản nhất và dễ hiểu nhất là: Thông qua đồ họa, thì rõ ràng máy phải ..xử lý thêm tác vụ đồ họa. Chính bởi lý do đó, mà tác vụ đồ họa chậm chạp hơn nhiều so với tác vụ lệnh.

Hơn nữa, bạn có muốn gõ lệnh ..như hacker?
Nếu muốn, hãy tìm hiểu Terminal ;)

2.2. Tinh chỉnh lựa chọn cập nhật (Update Manager):
(Đối với Ubuntu 13.04 trở lên, phần này có trong System Settings ở phần 1)
Từ drop down menu của Session indicator, lựa chọn dòng 'Updates available...' (trong trường hợp máy bạn đã cập nhật, thì dòng này sẽ hiện là 'System up to date"):

Click vào 'Settings' của Update Manager, thẻ 'Updates' mặc định hiện ra trước:

Như mình đã nói trước đó: Ubuntu sẽ hỗ trợ bạn đến suốt đời, luôn luôn cập nhật các bản vá lỗi, và sẽ luôn luôn miễn phí...
Mình không hề nói phét, khi ở thẻ trên, bạn đã có thể thấy rõ: Các bản cập nhật sẽ thường xuyên ra mắt, nhằm mục đích phục vụ bạn tốt hơn.
Dựa vào đó, bạn có thể tự tinh chỉnh các thiết đặt về cập nhật sao cho *nix phục vụ bạn được tốt nhất.
Ví dụ: Thiết đặt cập nhật về an toàn (Security updates): Bạn có thể lựa chọn 'Download and install automatically' (tải về và cài đặt tự động), thay cho lựa chọn 'Display immediately' (hiển thị tức thời), mục đích để máy bạn được an toàn hơn trước các lỗ hổng bảo mật (nếu có) của Ubuntu!

Ở phần 'Notify me of a new Ubuntu version' (nhắc nhở tôi về phiên bản mới của Ubuntu), bạn có thể lựa chọn:
  • 'For any new version': Để nhận thông báo khi có phiên bản khác mới hơn, để bạn có thể cập nhật (upgrade) Ubuntu từ 12.04.4 LTS (mã: Precise Pangolin) lên Ubuntu 13.10 (mã: Saucy Salamander) ngay tại thời điểm viết bài (tháng 3 năm 2014);
  • 'For long-term support versions': Chỉ nhận thông báo khi có phiên bản khác mới hơn và hỗ trợ dài hơn (thường sẽ hỗ trợ trong vòng 5 năm);
  • Và khi bạn chọn trung thành với 1 phiên bản để dùng cho ổn định, mà không muốn nâng cấp lên phiên bản mới, thì tùy chọn 'Never' là một tùy chọn cực kỳ thích hợp.


LƯU Ý:
  • Phiên bản thông thường (không có chữ LTS), thì chỉ được hỗ trợ trong thời gian rất ngắn, khoảng 6, 7 tháng (có phiên bản dài hơn, nhưng không phiên bản nào hỗ trợ quá 1 năm). Ví dụ, phiên bản mới nhất hiện nay là Ubuntu 13.10, có ngày ra mắt (release date) là tháng 10/2013, nhưng sẽ kết thúc hỗ trợ (end of life date) vào tháng 7/2014!
  • Phiên bản "hỗ trợ dài dài" LTS sẽ được hỗ trợ trong thời gian 5 năm! Ví dụ, phiên bản Ubuntu 12.04 LTS, tuy ra mắt từ tháng 4/2012, nhưng được hỗ trợ đến tận tháng 4/2017!
  • Theo chu kỳ cứ mỗi 6 tháng, thì lại có 1 bản LTS ra mắt (tính cả bản cập nhật, ví dụ 12.04.1 LTS). Như vậy, thời gian chờ đợi một bản LTS mới là không lâu. Bản mà chúng ta đang cài (nếu theo hướng dẫn của HTTL) là bản 12.04.4 LTS, ra mắt ngày 6 tháng 2/2014.

Lần ra mắt này rất đặc biệt, vì chúng ta, nếu muốn nâng cấp, sẽ không còn chờ đợi lâu nữa, bởi chỉ cần chờ đợi 1 tháng nữa thôi, chúng ta sẽ có ngay phiên bản LTS mới: Ubuntu 14.04 LTS (code name: Trusty Tahr), sẽ ra mắt vào tháng 4/2014!

Các thiết đặt khác, tùy bạn chỉnh sửa sao cho phù hợp với bạn. Chẳng hạn ở thẻ 'Ubuntu Software', nếu server dành cho update ở Việt Nam bị lỗi, bạn có thể chọn 'Server for United States', hoặc chọn 1 server khác:

Chúc mừng bạn đã tinh chỉnh tốt hệ thống *nix của mình, và đã bước đầu làm quen với "cửa sổ quyền lực" trên *nix: Terminal :)
(Bạn có thể gõ vào Terminal vài lệnh cơ  bản, ví dụ:
whoami
để thử tính "human being" của *nix ^^
lsb_release -a
để hỏi *nix xem mình đang dùng phiên bản linux nào)
HTTL rất mong được gặp lại các bạn ở những bài sau :)

1 nhận xét:

  1. Chỉ là tinh chỉnh hệ thống 1 chút thôi mà cái tiêu đề nghe to tát quá !

    Trả lờiXóa