Thứ Ba, 4 tháng 3, 2014

*nix step 4: Tìm hiểu về kho ứng dụng ('chợ' ứng dụng) Ubuntu Software center.

*nix step 4: Cài đặt các phần mềm thông dụng (Google chrome, VLC, Skype...) trên Linux (Ubuntu) - Tìm hiểu về kho ứng dụng Ubuntu Software center.

GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC:
Ở bài *nix step 3: Cài đặt mạng và gõ tiếng Việt cho Linux (Ubuntu), các bạn đã được tìm hiểu qua chợ ứng dụng của Ubuntu (Ubuntu Software Center) khi cài đặt bộ gõ tiếng Việt Unikey cho máy của bạn.
Trước kia, mỗi khi cần cài ứng dụng gì cho máy tính hay điện thoại, chúng ta phải đi copy, phải đi "tìm lòi mắt" ở các trang web của bên thứ 3, thứ 4, thứ ..n.
Do vậy, ngoài tình trạng "máy bạn có cái này, máy tôi cũng muốn có cái đó, cho tôi copy với!", thì ứng dụng bạn download về là ÍT AN TOÀN (độ tin cậy thấp):
Phần mềm đó, có khả năng cao là đã bị chèn mã độc, để phá hoại máy tính của bạn (older virus), để đánh cắp mật khẩu/ thông tin của cá nhân bạn, để biến máy tính bạn thành 1 zombie vô tình tham gia vào hệ thống bots net toàn cầu...
Ngày nay: Người ta tập trung tất cả phần mềm vào một nơi: Chợ ứng dụng.
  • Apple có App Store..
  • Google có Google Play..
  • Microsoft có Windows Phone Store..
  • Nokia (cũ) có cửa hàng Ovi Store..
  • ...
Không nằm ngoài triết lý đó, Ubuntu cũng sở hữu cho mình một kho ứng dụng tuyệt vời, mà điều đặc biệt là phần lớn các ứng dụng tốt trên đó đều miễn phí, đó là Ubuntu Software Center.


1. Trên trung tâm ứng dụng của Ubuntu (Ubuntu software center) có những gì?


 Khi click vào biểu tượng Ubuntu Software Center (trong bài này xin gọi tắt là USC), một trang như ảnh chụp trên đây hiện ra:

a. Phần trên cùng là thanh điều hướng:
Ở đây, ngoài 2 biểu tượng là "back" và "forward", thì khi vào USC, trang mặc định là "All Software(s)" đã được bật ra.
  • Trong trường hợp bạn muốn lọc phần mềm, bạn có thể click vào mũi tên nhỏ như hình trên.
  • Phần "Installed" lưu lại những phần mềm đã cài đặt trên máy của bạn.
  • Bạn cũng có khả năng gỡ bỏ phần mềm (remove program như bên Windows) ở USC :)
  • Phần "History" dùng để xem lịch sử cài đặt.
  • Bạn muốn tìm 1 ứng dụng quen thuộc ở bên Windows (ví dụ: Chrome, Unikey, VLC, Skype...)? Hãy thử gõ tên ứng dụng cần tìm vào khung tìm kiếm ở phía trên cùng, bên trái nhé ;)

b. Phần bên trái giúp chúng ta phân loại ứng dụng:
  • Bạn cần vài phần mềm để học hành? Có thể thử click vào "Education";
  • Bạn cần vài phần mềm để download, lướt web? Bạn có thể thử click vào "Internet";
  • Bạn muốn tìm vài games để trải nghiệm? Hãy thử click vào "Games";
  • ...
c. Phần còn lại: Quảng cáo ở đầu - What's new - Top rated:
Mục quảng cáo này, tuy chiếm diện tích lớn, nhưng đa số các quảng cáo này lại là ..quảng cáo cho các ứng dụng ..miễn phí.
Bạn thấy tuyệt vời không?
Trong trường hợp đã "nhàm chán" với các ứng dụng cũ, hãy thử tìm các ứng dụng mới ở mục "What's new".
Ngoài ra, với người dùng mới, khi không biết ứng dụng nào là hay, ứng dụng nào dở: Mục "Top rated" sẽ giúp bạn tìm phần mềm cần thiết một cách dễ dàng hơn.
"Top rated" là những ứng dụng hàng đầu, đã được người dùng trước bạn đánh giá sẵn. Những việc bạn cần làm chỉ là ..nếu thấy cần thiết, hãy download về để dùng một cách miễn phí ^_^

Và thỉnh thoảng, bạn cũng nên xếp hạng, hay đánh giá ứng dụng, để khích lệ developers phát triển thêm phần mềm khác tốt hơn, và miễn phí cho bạn :)

Ở dưới cùng của USC, có phần "Turn on recommendation": Nếu bạn bật nó lên, Ubuntu sẽ "nghiên cứu" thói quen dùng phần mềm của bạn, "nghiên cứu" những phần mềm mà bạn đã download, để giới thiệu thêm cho bạn những ứng dụng khác, cũng hay không kém.

Chào mừng bạn đến với thế giới Linux - Nơi mà hầu hết mọi thứ đều miễn phí cho bạn!

b. Cài đặt phần mềm trên Ubuntu có khó không?
Câu trả lời là... hoàn toàn dễ dàng, mọi việc bạn cần làm chỉ là ấn "next, next".. và nhập mật khẩu của bạn để cho phép cài đặt.
Thử cài đặt một phần mềm nghe nhạc, xem phim thông dụng 'ở bên Windows': VLC:

Bước 1: ..rất đơn giản: Gõ vào ô tìm kiếm dòng "vlc":

Bước 2: Một bảng xác thực bạn là chủ nhân của máy hiện ra, bạn nhập mật khẩu của bạn vào đây để cho phép máy cài đặt (bảo mật: Tránh trường hợp người khác nghịch máy bạn và cài phần mềm độc hại vào máy bạn, hoặc nghịch dại gỡ bỏ bớt phần mềm trên máy bạn):

Bước 3: ... thật ra ở bước này, bạn chỉ việc chờ đợi thôi. Việc cài đặt nhanh hay chậm phụ thuộc vào tốc độ mạng và tốc độ máy.
Xong, bạn đã cài đặt xong VLC!
Bạn có thể tìm thấy nó ở Dash Home (hoặc ấn phím Windows).

HỎI: Mỗi lần tìm ứng dụng, tôi lại phải vào Dash Home, phức tạp quá! Có cách nào đưa ra desktop như bên Windows không?

ĐÁP: Có nhiều cách, mình đưa ra 2 cách thông dụng (vì mục đích cuối cùng vẫn là cho dễ nhìn thấy apps):
Cách 1: Đưa ra màn hình desktop:
+ Bước 1: Thu nhỏ mọi cửa sổ đang làm việc về dashboard để nhìn thấy desktop.
+ Bước 2: Click vào Dash Home (hoặc ấn phím Windows, tức phím cửa sổ) gõ tên ứng dụng (ví dụ: VLC) mà bạn muốn đưa ra màn hình desktop.
+ Bước 3: Nhấn và giữ chuột vào biểu tượng VLC:


+ Bước 4: Vẫn giữ chuột vào biểu tượng VLC, nhưng ấn thêm phím Windows để thoát Dash Home, quay lại môi trường desktop:

+ Bước 5: Thả ứng dụng VLC ra desktop.

Xong.

Cách 2: Đính (pin app) nó vào Dashboard (Launcher):
Mỗi khi đang dùng ứng dụng, bạn click chuột phải vào ứng dụng ở Launcher và chọn "Lock to Launcher".

Từ nay, mỗi khi tắt ứng dụng, thì nó vẫn hiển thị ở Launcher.

Chúc các bạn thành công ^^

4 nhận xét:

  1. Em muốn tìm cái firefox 3.6 mà ko thấy trong Ubuntu software Center.
    Em tải về thì ko cách nào cài vào được.
    Hệ thống nội bộ của công ty chỉ vào được bằng firefox 3.6 thôi. Bởi vậy mới khổ.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cách 1: Em chọn bản cũ của firefox ở đây (dành cho Linux) và cài vào:
      http://www.oldapps.com/linux/firefox.php

      Cách 2: Em download bản cũ của firefox dành cho windows, rồi chạy bằng Wine (sẽ viết ở bài 5).
      Ưu tiên cách 1.

      Xóa
  2. Bài viết này đã được giới thiệu trên facebook, cùng thảo luận của bạn bè, tại địa chỉ:
    https://www.facebook.com/adungz.bicay/posts/300302506783397

    TRÍCH GIỚI THIỆU:
    ..Để tiếp cận với vẻ đẹp của Mac OS X (phát triển đóng, trên nền Unix), bạn cần phải bỏ tiền ra để mua máy Apple Mac (macbook, mbp, ...). Số tiền không hề nhỏ.
    Hoặc bạn phải rành một chút về IT để có thể Hackintosh, đưa Mac OS X về với máy của bạn (bởi nếu không rành, thì ngoài việc cài bị lỗi tùm lum thì drivers còn bị thiếu tùm lum, do Apple chỉ viết drivers cho phần cứng của Apple).

    TRONG KHI ĐÓ, Ubuntu lại là một bản phân phối Linux HOÀN TOÀN MIỄN PHÍ, mà vẻ đẹp không hề thua kém Mac OS X.
    Độ bảo mật thì lâu nay Linux vẫn luôn nức tiếng 'giang hồ' -_-
    Hơn nữa, Ubuntu lại dễ dùng thôi rồi.
    _______________________
    Không nằm ngoài mục đích giới thiệu đến quý bạn bè một hệ điều hành tuyệt vời, bài hôm nay, HTTL viết về chợ ứng dụng của Ubuntu (Ubuntu software center) - cách cài đặt - và giới thiệu 1 trick nho nhỏ ở cuối bài.
    ___
    Chúc các bạn cài đặt thành công (Để cài, tìm đọc bài 2 trên blog. Để tìm hiểu thêm về độ tuyệt vời của Ubuntu, mời các bạn tìm đọc thêm bài 1).
    Đăng tại Thủ đô Sài Gòn.

    Trả lờiXóa